[A-Z] Van báo động chữa cháy (Alarm valve)

Van báo động là thiết bị thiết yếu trong các hệ thống chữa cháy hiện nay, chúng có chức năng báo động ngay lập tức khi có sự cố cháy xảy ra nhằm hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại về người và của. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, báo giá và các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt van báo động.

Tổng quan về van báo động

Van báo động là gì?

Van báo động hay còn gọi là van báo cháy (có tên tiếng anh là Alarm check valve) là dòng van chuyên dùng để kiểm soát dòng chảy của nước vào hệ thống đầu phun nước Sprinkler trong hệ thống PCCC. Tương tự như van 1 chiều, van báo cháy chỉ cho phép nước chảy vào theo một chiều duy nhất và phát chuông cảnh báo khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Van báo động là gì?
Hình ảnh thực tế của van báo cháy tại Van Bảo Tín

Chức năng của van báo cháy

Van báo động có chức năng chính là báo động khi có sự cố cháy xảy ra. Bên cạnh đó, loại van này còn có công dụng:

  • Van báo động có sẵn đồng hồ đo áp suất giúp dễ dàng kiểm tra áp suất trong đường ống.
  • Van chống báo động giả giúp phòng chống các báo động sai bằng cách giới hạn dòng chảy nhỏ hơn dòng chảy chính để bỏ qua các báo động giả không cần thiết.

Cấu tạo của van báo động

Van báo cháy có nhiều loại, mỗi loại sẽ có kiểu thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, dù đến từ thương hiệu nào thì Alarm check valve được cấu thành từ 4 bộ phận chính dưới đây:

1. Thân van: Thường được làm từ vật liệu gang cao cấp có phủ lớp sơn màu đỏ epoxy giúp chống lại các tác động từ môi trường bên ngoài lên van. Thân van dạng van một chiều thiết kế kiểu lắp bích, có nhiệm vụ kết nối – bảo vệ các bộ phận bên trong van và cho phép dòng chảy lưu chất đi qua cửa van.

Alarm valve

2. Đồng hồ đo áp suất: Bộ phận quan trọng giúp theo dõi và kiểm soát áp suất trong hệ thống, phát hiện tình trạng quá tải nếu có.

3. Chuông nước: Bộ phận phát ra âm thanh cảnh báo khi có sự cố cháy xảy ra.

4. Công tắc áp suất: Báo hiệu khi có dòng chảy hay áp suất trong hệ thống bằng tín hiệu on/off.

Thành phần cấu tạo của van báo cháy
Thành phần cấu tạo của van báo cháy

Nguyên lý hoạt động của van báo động

Trong điều kiện bình thường

Lá van của van báo động ở trạng thái đóng, không cho nước từ hệ thống sprinkler chảy ngược trở lại nguồn cấp nước.

Trong điều kiện có đầu phun vỡ ra khi có đám cháy

Khi có sự cố cháy nổ, bộ phận cảm ứng nhiệt của hệ thống PCCC sẽ tự động phát hiện, sau đó máy bơm sẽ tự động được kích hoạt để bơm nước vào hệ thống. Áp lực của dòng chảy từ máy bơm sẽ làm cho van được mở. Khi nước chảy vào hệ thống, chuông cảnh báo kêu, đồng thời công tắc áp suất sẽ chuyển từ trạng thái đóng sang mở.

Khi áp lực và áp suất trong đường ống đạt đến một giá trị nhất định thì máy bơm sẽ ngưng hoạt động, đồng thời các thiết bị như van báo động, đồng hồ đo áp suất, chuông nước cũng sẽ dừng hoạt động.

Còn đối với trường hợp mức nhiệt đám cháy quá cao làm vỡ đầu phun Sprinkler, thì áp suất trong hệ thống sẽ tự động tụt, điều này có thể làm áp suất trên và áp suất dưới của van báo động bị mất cân bằng. Khi đó, đĩa van sẽ tự động mở và bơm nước vào để bù phần áp suất thiếu hụt trước đó.

Phân loại van báo cháy

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại van báo cháy (Alarm check valve), tuy nhiên chúng ta có thể phân loại van này qua các tiêu chí:

– Phân loại theo chức năng:

  • Van báo động dùng cho hệ thống ướt (Wet Alarm Valve)
  • Van báo động dùng cho hệ thống khô (Dry Alarm Valve)

– Phân loại theo kiểu lắp đặt

  • Van báo cháy lắp dọc
  • Van báo cháy lắp ngang

Thông số kỹ thuật của van báo động

Thông số kỹ thuật của van báo động
Thông số kỹ thuật của van báo cháy
  • Kích thước: Có nhiều kích thước như: DN50 – DN300 tuỳ theo yêu cầu thiết kế.
  • Thân van báo cháy thường đi kèm với bộ ống nối (trim valve)
  • Chất liệu: Gang, đồng, inox, thép,….
  • Lớp lót: Epoxy
  • Kiểu kết nối: Mặt bích
  • Tiêu chuẩn kết nối: BS, JIS, EN, DIN, ANSI,….
  • Màu sắc: Đỏ
  • Áp lực làm việc: 1.4 – 16 kgf/cm2
  • Kiểu lắp đặt: Lắp đặt chiều dọc hoặc nằm ngang
  • Thương hiệu: ShinYi, Robo, Tyco, ARV…..
  • Xuất xứ: Đài Loan, Việt Nam, Hoa Kỳ,….

>>> Xem thêm: Van báo động ShinYi

Bảng báo giá van báo động mới nhất

Van báo động có sự biến động tùy theo từng thời điểm với các thương hiệu khác nhau do phải trải qua sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: vật liệu, chi phí sản xuất, biến động về kinh tế,…. Thậm chí, giữa những nhà phân phối khác nhau đôi khi cũng có sự chênh lệch về giá.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng van báo cháy có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0932 059 176 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm.

Cách lắp đặt van báo cháy đúng cách

Van báo động là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và chính xác, việc lắp đặt van cần tuân thủ theo những quy trình cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết quy trình lắp đặt van báo động để mang lại hiệu quả cao nhất.

Chuẩn Bị Trước Khi Lắp Đặt Van Báo Động

Việc chuẩn bị trước khi lắp đặt van báo động là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là những yêu cầu mà bạn cần chú ý:

  • Chọn van phù hợp với hệ thống: Kích thước và phương thức kết nối của van phải tương thích với hệ thống mà bạn đang lắp đặt. Việc chọn sai kích thước có thể dẫn đến hỏng hóc hoặc làm giảm hiệu suất hoạt động của van.
  • Chuẩn bị đầy đủ phụ kiện: Các phụ kiện đi kèm như mặt bích, gioăng làm kín, bulông, tua vít… cần được chuẩn bị đầy đủ để không làm gián đoạn quy trình lắp đặt.
  • Ngắt kết nối và làm sạch hệ thống: Trước khi bắt đầu lắp đặt, cần đảm bảo hệ thống đã được ngắt kết nối hoàn toàn và đường ống đã được làm sạch. Điều này giúp loại bỏ cặn bẩn hoặc tạp chất có thể làm ảnh hưởng đến van trong quá trình hoạt động.
  • Kiểm tra thân van và các bộ phận: Làm sạch thân van và kiểm tra kỹ các bộ phận bên trong xem có lỗi hỏng nào không trước khi bắt đầu lắp đặt.

Quy Trình Lắp Đặt Van Báo Động

Khi đã hoàn thành bước chuẩn bị, quy trình lắp đặt van báo động có thể được tiến hành theo các bước sau:

  • Lắp đặt van đúng hướng: Đảm bảo van được lắp đặt theo đúng hướng với hệ thống. Van báo động cần được lắp đúng chiều dòng chảy của nước để có thể phát hiện và cảnh báo kịp thời khi có sự cố.
  • Thứ tự lắp đặt: Đầu tiên, bạn cần lắp van báo động, tiếp theo là đồng hồ đo áp suất, công tắc áp suất và cuối cùng là chuông báo. Việc tuân thủ thứ tự này sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và không gặp sự cố.
  • Lắp buồng hãm khi cần thiết: Nếu áp suất trong hệ thống có sự thay đổi, bạn cần lắp thêm buồng hãm để đảm bảo áp suất ổn định. Tuy nhiên, nếu hệ thống hoạt động ổn định và không có biến động lớn về áp suất, buồng hãm có thể không cần thiết.
  • Kết nối chuông báo: Sau khi lắp đặt các thiết bị, kết nối chuông báo với hệ thống đường dây động cơ để chuông có thể phát ra tín hiệu cảnh báo khi có sự cố.
    Siết chặt các mối nối: Cuối cùng, bạn cần vặn siết các thiết bị, phụ kiện nối và gioăng làm kín cho đến khi đảm bảo chắc chắn. Điều này giúp tránh tình trạng rò rỉ hoặc lỗi hoạt động sau này.

Kiểm Tra Sau Khi Lắp Đặt Van Báo Động

Sau khi hoàn tất việc lắp đặt, bạn không nên bỏ qua bước kiểm tra toàn bộ hệ thống. Đây là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo van báo động và các thiết bị liên quan hoạt động chính xác:

  • Kiểm tra thiết bị: Kiểm tra kỹ lưỡng xem tất cả các thiết bị đã được gắn đúng vị trí và các mối nối đã được kết nối chắc chắn hay chưa.
  • Xả van để kiểm tra cảnh báo: Tiến hành xả van để kiểm tra xem cảnh báo có hoạt động nhạy không, âm thanh của chuông báo có đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy trong trường hợp có sự cố không.
  • Kiểm tra rò rỉ: Quan sát toàn bộ van và hệ thống để phát hiện xem có hiện tượng rò rỉ không. Nếu phát hiện rò rỉ, cần kiểm tra lại các mối nối và siết chặt cho đến khi không còn tình trạng này.
  • Đưa vào vận hành chính thức: Sau khi đã hoàn tất các bước kiểm tra và đảm bảo rằng mọi thiết bị hoạt động bình thường, hệ thống có thể được đưa vào vận hành chính thức.

Lưu ý khi lắp đặt van báo cháy

  • Vị trí lắp van báo cháy là nơi dễ quan sát, có không gian để bảo trì, bảo dưỡng khi van gặp sự cố.
  • Đường ống phải được vệ sinh sạch, có thể lắp thêm Y lọc trước van báo động để lọc tạp chất.
  • Buồng điều áp phải luôn được mở, tránh hiện tượng báo giả
  • Cần có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng van theo định kỳ,….

Trên đây là thông tin liên quan đến van báo động mà Van Bảo Tín đã tổng hợp được và muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về van báo cháy. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hãy liên hệ đến chúng tôi qua số Hotline 0932 059 176.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *