Van cổng ty chìm hay bất cứ dòng van nào sau một thời gian sử dụng đều sẽ gặp những vấn đề nhất đinh. Với mỗi vấn đề ta lại có một cách giải quyết riêng. Chính vì thế, bạn cần hiểu về hệ thống, hiểu về van để có cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một vài lỗi thường gặp ở van cổng ty chìm.
Van cổng ty chìm và đặc điểm chung
Van cổng ty chòm là loại van cổng có thiết kế trục ngắn, thụt hẳn so với tay quay van. Nó thương được lắp nổi trên hệ thống ống dẫn nước hiện nay. Đây là dòng van được sử dụng nhiều nhờ giá thành rẻ hơn so với van cổng ty nổi.
Van cổng ty chòm có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như: thân van, đĩa van, trục van, tay quay hoặc bộ điều khiển. Van được chế tạo từ vật liệu có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn như thép, inox, gang,… Đây cũng là yếu tố giúp chúng được cọn vào nhiều ứng dụng yêu cầu điều kiện khắc nghiệt.
Các lỗi van cổng ty chìm thường thấy
Thông dụng là thế những van cổng ty chìm vẫn không tránh khỏi những lỗi cơ bản của phần lớn các loại van hiện nay như:
Lỗi rò rỉ
– Nguyên nhân
- Vòng đệm bị mòn, rách: Vòng đệm là bộ phận quan trọng giúp ngắn chặn rò rỉ lưu chất qua trục van. Nếu vòng đệm bị mòn, rách, lưu chất sẽ theo đó mà rò rỉ ra ngoài.
- Trục van bị cong, vênh: Trục van có vấn đề sẽ khiến cho vòng đệm không thể tiếp xúc tốt với thân van. Từ đó dẫn đến tình trạng rò rỉ.
- Thân van bị nứt, vỡ: Tình trạng này khiến van không thể chịu được áp suất và nhiệt độ của lưu chất. Do đó, xảy ra tình trạng rò rỉ.
– Khắc phục: Cần xác định rõ nguyên nhân gây rò rỉ để tiến hành khắc phục nguyên nhân đó. Nếu vòng đệm bị rách cần thay thế vòng đệm mới. Nếu trục van bị cong, vênh cần sử chữa hoặc thay thế. Nếu thân van bị nứt, vỡ thì thay mới thân van.
Lỗi kẹt van
– Nguyên nhân: Lỗi này thường xuất hiện khi van cổng ty chìm phải hoạt động lâu trong môi trường có nhiều tạp chất. Nó có thể là do tạp chất bám vào đĩa van và trục van. Cụ thể, tạp chất bám vào đĩa van khiến van không thể đóng kín. Còn khi tạp chất bám vào trục van thì khiến trục van không thể di chuyển dẫn đến kẹt van.
– Khắc phục: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ van để loại bỏ tạp chất bám trên van. Khi thấy tạp chất bám quá nhiều trên van, cần tháo van ra để vệ sinh nó.
Lỗi hỏng tay quay hoặc bộ điều khiến
– Nguyên nhân: Sử dụng tay quay hoặc bộ điều khiển không đúng cách. Thêm vào đó, có thể do tạp chất xâm nhập vào tay quay hoặc bộ điều khiển.
– Khắc phục: Bạn cần kiểm tra để xem mức độ hư hỏng của tay quay hoặc bộ điều khiển. Từ đó sửa chữa hoặc thay thế bằng các phụ kiện mới.
Lỗi hỏng các bộ phân khác
– Nguyên nhân
- Lỗi hỏng gioăng chắn trục
- Hỏng đệm làm kín đĩa van
– Khắc phục
Để hạn chế lỗi hư hỏng trên, bạn cần bảo dưỡng và bảo trì van cổng ty chòm định kỳ. Cụ thể:
- Kiểm tra van định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề đang xảy ra và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp.
- Thường xuyên vệ sinh van để tạp chất không bám trên van. Nhờ vậy van hoạt động trơn tru hơn.
- Bôi trơn các bộ phân trong van để đảm bảo các hoạt động diễn ra trơn tru, giảm ma sát. Nhờ vậy, giúp kéo dài tuổi thọ của van.
- Nếu các bộ phận đã hỏng hóc nghiêm trọng, bạn cần thay mới chúng để đảm bảo vạn hoạt động ổn định.
Việc bảo dưỡng, bảo trì van chổng ty chìm định kỳ là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp van hoạt động bền bỉ, hạn chế các lỗi hư hỏng, duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống. Cũng nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa và thay thế van.
Trên đây là một vài chia sẻ và các lỗi van cổng ty chìm thường gập phải sau thời gian dài hoạt động. Hy vọng những thông tin mà Van Bảo Tín cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng van này và hạn chế tối đa những trục trặc có thể xảy ra với hệ thống của mình.